MỤC LỤC BÀI VIẾT
Những con số đáng chú ý về tiềm năng phát triển BĐS với doanh nghiệp nước ngoài
Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng, ngành kinh doanh bất động sản đang là lĩnh vực top đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với hơn 31 tỷ USD. Trong đó nguồn vốn được giải ngân năm 2021 đạt 2,6 tỷ USD. Bất động sản cũng là ngành chiếm vị trí thứ 2 khi tổng số vốn đầu tư đạt gần 1,52 tỷ USD. Đây là những con số đáng chú ý thể hiện rõ ràng nhu cầu và kỳ vọng của các doanh nghiệp ngoại quốc trong việc đầu tư bất động sản tại Việt Nam.
Nguyên nhân phát triển thần tốc BĐS trong năm 2022 và 2023
Xét trên góc độ vĩ mô, Việt Nam đang là quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững nhất trong khu vực. Theo FocusEconomics, Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và kéo dài sang năm 2023.
Theo bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Sau đại dịch Covid Chính phủ đã chính thức thông qua gói hồi phục nền kinh tế lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị gần 350 nghìn tỷ đồng. Trong đó hơn 100 nghìn tỷ được đầu tư để phát triển hạ tầng. Điều này sẽ trực tiếp giúp ngành bất động sản tại Việt Nam có bước tăng trưởng vượt bậc.
Cụ thể, được hưởng lợi lớn nhất từ gói hồi phục nền kinh tế từ Chính phủ chính là các đô thị vệ tinh và các tỉnh lân cận các thành phố lớn như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Đặc biệt tại các khu đô thị vệ tinh và các tỉnh lân cận thành phố lớn luôn sở hữu nguồn lao động trẻ và dồi dào, chi phí nhân công cạnh tranh. Những điều đó tạo tiền đề cực lớn giúp các doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng mở rộng quy mô đầu tư.
Níu chân nhà đầu tư nước ngoài
Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư được phép tự do di chuyển, đây là thời điểm vàng để thị trường giữ chân làn sóng thương mại đang dịch chuyển vào Việt Nam.
Để tăng sự hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài, thị trường cần phát huy tối đa những tiềm năng và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng như vấn đề hệ thống luật pháp đất đai vẫn còn tương đối phức tạp. Điều này gây nên những ách tắc, lãng phí không đáng có. Những cải cách của Chính phủ trong những năm qua đã phần nào giải quyết được những vấn đề tồn đọng. Tuy nhiên, do vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để dẫn đến sự cản trở phát triển của các thương vụ M&A.
Do thị trường M&A là khái niệm khá mới mẻ, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự chuẩn bị kĩ càng cho quá trình này. Đối với những doanh nghiệp sở hữu dự án lớn, họ vẫn chưa lên kế hoạch cụ thể cho sự phân kỳ hợp lý ngay từ giai đoạn quy hoạch dự án, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư hoặc chuyển nhượng.